July 4
Ky Niem ngay 19/6
Y Ngia Ngay Quan Luc 19/6
Thuyet Trinh Ngay Quan Luc.
Viet Tu KBC.: 4424 - 3435 - 4608
Ngay Quan Luc tai Arlington
Viet Ve ngay 19 thang 6
Quan Doi Quoc Gia........
Ngay Quan Luc tai Paris
Dai Nhac Hoi Cuu tro TPB va ....
Tho Goi Nguoi Linh Nhay Du VN...
Doan Van cua nguoi tu tran
TRANG THO 1
TRANG THO 3
TRANG THO 4
SINH HOAT KHAP NOI
MUC THOI SU
DOI BINH NGHIEP
ALBUM TX DONGTIEN
NGAY 30-4
TRANG CHINH

2525134960087261148vilggg_ph.jpg

 

       Kỷ Niệm Ngày Quân Lực   VNCH: 19/6.

 

Viết để tưởng nhớ tới các chiến hữu đă hy sinh, đặc biệt là những vị đă tuẫn tiết trong biến cố 30/4/75. Những giọt màu đào của họ là những điểm son đầy vinh dự trong trang sử QLVNCH.

QLVNCH đă bị hy sinh như chính quân đội Hoa Kỳ trong Cuộc Chiến VN dưới chiêu đề của một tư duy mới “Lấy Diễn Tiến Ḥa B́nh để Công Hăm Khối Cộng”.

Và, thôi, cũng không cần đếm xỉa tới những ng̣i bút bôi nhọ QLVNCH v́ đó chỉ là những những ng̣i bút vô trách nhiệm đă làm nhơ bẩn chính cuộc đời của họ.

Nhưng, cũng nên để ư tới là không thiếu ǵ những lời thán phục về tinh thần chiến đấu có lư tưởng và có kỷ luật của QLVNCH như hai mẩu tài liệu sưu tầm trong phần Biệt Chú cuối bài.

 

ĐƠN VỊ NÀO VỀ GIẢI CỨU THỦ ĐÔ SAIG̉N BỎ NGỎ?

- William Hoang

*

T́nh h́nh chiến sự

 

Trong những năm từ 1973 đến 1975, CSHN đă rốc hết láng (lực lượng) vào canh bạc NVN v́ biết chắc là HK sẽ không quay trở lại NVN.

Ngày 13/12/74: CSHN cho tiến hành chiến dịch Tây Nguyên. Khởi đầu là đánh chiếm tỉnh Phước Long gần biên giới Miên Việt. Cộng quân phải mất 20 ngày mới chiếm được PL. Tiếp theo đó là Cộng quân đánh chiếm Ban Mê Thuột (14/3/75); Tuy Ḥa; B́nh Định, Huế, và Đà Nẵng.

Ngày 14/3/75: Trong buổi họp tại Cam Ranh, TT Thiệu đột nhiên ra lệnh cho Tướng Ngô Quang Trưởng bỏ Vùng I và các lực lượng QĐII/VIICT rút về Nha Trang_. Dường như sau này TT Thiệu có nói: ông bỏ những phần đất đó như là một h́nh thức “tháu cáy” trong canh bạc x́-phé với hy vọng là quân Mỹ sẽ quay trở lại! Thực tế, sự tháu cáy dại dột đó đă chỉ mở ra cơ hội tốt cho các lực lượng của CSHN được thể kéo rốc xuống phía nam uy hiếp các cửa ngơ vào Saig̣n và đưa ra yêu sách là TT Thiệu phải chịu từ chức để cho Dương Văn Minh lên làm TT mà nhiệm vụ duy nhất của ông Minh là ra lệnh cho các lực lượng VNCH buông súng.

Ngày 9/4/75: CSBV tiến đánh Xuân Lộc, Long Khánh nhưng bị lực lượng SĐ18BB và Lữ Đoàn 1 Dù đẩy lui.

Ngày 16/4/75: TT Thiệu tuyên bố “Chiến Thuật Co Cụm”, bỏ ngỏ Vùng Một và Vùng Hai để hy vọng HK trở lại.

Ngày 16/4/75: Tại Vùng Ba, LLXKQĐIII do Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi chỉ huy đă giao tranh dữ dội với Cộng quân tại Ngă Ba Dầu Giây vaø Höng Loäc, Tướng Khôi đă dùng 2 trái bom CBU-55_ để tiêu diệt khoảng một trung đoàn Cộng quân và giải cứu Chiến Đoàn 52/SÑ18 của Đ.T. Ngô Kỳ Dũng. 

Ngày 20/4/75: Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh QĐIII, lệnh cho Tướng Lê Minh Đảo bỏ Xuân Lộc rút quân về Long B́nh, Biên Ḥa và LLXKQĐIII trấn tại Dầu Giây-Hưng Lộc. Cũng trong ngày này, Đại Sứ HK Graham Martin gặp TT Thiệu và yêu cầu ông Thiệu nên từ chức để sớm có thương thuyết với CS bằng chính phủ mới của DVM. Chiều ngày hôm đó th́ Phan Rang lọt vào tay Cộng quân và Cộng quaân cũng cố t́nh xua cho dân chúng di tản để làm rối loạn tinh thần dân chúng ở Saig̣n.

Trong thời gian từ 20/4/75 đến 30/4/75: Vùng 4CT tương đối yên tĩnh mặc dù một số lực lượng CS của Công Trường 4 CS cố gắng tấn công và pháo kích vào những điểm trọng yếu như Chi Khu Phong Điền, Phi Trường Trà Nóc, và B́nh Thủy.

Ngày 21/4/75: TT Thiệu tuyên bồ từ chức theo lời khuyến cáo của Đại Sứ HK, Graham Martin! Ngày hôm sau, Tướng Khôi viết thư gửi Trung Tướng Charles Timmes, phụ tá của Đại Sứ Martin, đại ư nói rằng:

Thưa Trung Tướng,

Trong khi tôi đang ngăn chặn các sư đoàn CS tại đây th́ cũng là lúc Quốc Hội HK đang thảo luận có nên tiếp tục viện trợ thêm 300 triệu Mỹ Kim cho QLVNCH hay không? Trong t́nh h́nh gần như tuyệt vọng, tôi nghĩ rằng dù cho ngay bây giờ Quốc Hội HK có chấp thuận viện trợ cho QLVNCH đi chăng nữa th́ cũng đă quá muộn rồi. Tuy nhiên tôi và toàn thể quân nhân các cấp thuộc quyền tôi nguyện sẽ chiến đấu đến phút cuối cùng. Tôi chỉ xin Trung Tướng giúp cho gia đ́nh tôi được di tản tới một nơi an toàn ...

Ngày 25/4/75: LLXKQĐIII được lệnh rút về Biên Ḥa dưỡng quân. Sư Đoàn 18BB của Tướng Lê Minh Đảo thay thế trấn giữ Trảng Bôm, Hưng Lộc vàø Ngă Ba Dầu Giây. Nhưng ngay chiều hôm đó, Công quân đánh Trường Thiết Giáp. Tướng Khôi cho Chiến Đoàn 322 được tăng cường thêm 1 Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến của Tr.T. Nguyễn Văn Liên ra đối địch. Cộng quân bị thiệt hại 12 Chiến Xa T 54 và 1 Trung dội bộ binh phải tháo chạy vào rừng cao su.

Ngày 29/4/75: Sáng ngày 29/4, có lệnh tăng  cường thêm cho LLXKQĐIII Lữ Đoàn 468 TQLC và Lữ Đoàn 2 Nhẩy Dù và nhận lệnh bảo vệ Thành Phố Biên Ḥa. Đến trưa th́ Tướng Toàn họp khẩn cấp tại BTL/SD18BB tại Long B́nh chỉ thị: Tướng Lê Minh Đảo giữ Long B́nh và Xa Lộ Biên Ḥa; Tướng Trần Quang Khôi pḥng thủ TP Biên Ḥa. Ngay khi vừa chỉ thị xong, bất thần Đại Tá Hiếu xuất hiện báo cáo Trung Đoàn 43/SĐ18BB đóng tại Trảng Bôm bị áp lực Cộng quân phải rút vào Long B́nh. Thực ra th́ vào lúc đó, SĐ25BB đă bị đánh tan và Tướng Lư Ṭng Bá đă bị bắt.

Riêng khu vực Lai Khê được SĐ5BB của Tướng Lê Nguyên Vỹ bảo vệ, t́nh h́nh khá yên tĩnh. Nhưng sáng hôm sau khoảng 10 giờ 30, khi nghe T.T. DVM tuyên bố buông súng, Tướng Lê Nguyên Vỹ cho kéo cờ trắng. Sau đó, ông nghiêm trang chào quốc kỳ rồi trở về văn pḥng tự sát.

Tóm lại, rơ ràng trong khoảng một tuần lễ cuối cùng của Tháng Tư, 1975, Cộng quân đă chỉ dùng một số đơn vị nhỏ cầm chân lực lượng VNCH tại chỗ và tập trung các mũi dùi tấn công từ hướng đông theo hướng tây-nam, mượn Quốc Lộ 1 và Xa Lộ Biên Ḥa tiến thẳng vào Saig̣n lúc đó hầu như bỏ ngỏ, không bố pḥng.

Để chặn đường tiến quân của QĐIV của Tướng Nguyễn Khoa Nam, Cộng quân đă đóng chốt tại vài nơi trên Quốc Lộ 4 thuộc Long An.

Từ Vũng Tầu về Saig̣n, Quốc Lộ 15 bị cắt đứt giao thông bởi một đơn vị chiến xa của Cộng quân.

Tại Vùng 3, Lực Lượng Xung Kích QĐIII đóng tại Biên Ḥa là đại lực lượng mà Cộng quân đáng e ngại nhất lại chỉ được lệnh pḥng thủ Biên Ḥa.

 

Tướng Khôi kể lại trong tập Danh Dự và Tổ Quốc, trang 11:

 

Vào khoảng 15 giờ ngày 29/4/74, tôi đang ăn cơm trưa với Bộ Tham Mưu trong tư dinh Tư Lệnh QĐ, th́nh ĺnh có chiếc trực thăng của Tướng Toàn đáp xuống vườn hoa tư dinh, bên cạnh chiếc trực thăng chỉ huy của tôi. Thiếu Tá Cư Pilot vào chào tôi và báo cáo cho tôi biết: sau khi rời Long B́nh, Cư đưa Tướng Toàn và bộ hạ ra Vũng Tầu, nơi đó có các Tướng Hoàng Xuân Lăm và Phan Ḥa Hiệp chờ Tướng Toàn, rồi cả ba người cùng đoàn tùy tùng đáp tầu đánh cá ra hạm đội Mỹ ở ngoài khơi_. Tin Tướng Toàn bỏ ngũ không làm tôi ngạc nhiên. Thiếu Tá Cư xin ở lại với tôi. Tôi đồng ư.

 

Về phía Cộng quân, Thượng Tướng Hoàng Cầm, Tư Lệnh Quân Đoàn 4 CSBV, kể lại trong nhật kư:

 

Ngày 29/4, ngay khi trời vừa sáng, sư đoàn 341 tiến công luôn với 5 xe tăng dẫn đầu, đập tan nhiều ổ đề kháng của địch. Mười giờ, đội h́nh sư đoàn tiến đến ngă ba Hố Nai đi Biên Ḥa phải dừng lại v́ gặp phải 4 tuyến hào phía trước, xe tăng không qua được. Súng nổ dữ dội suốt đêm từ phía Biên Ḥa dội về sở chỉ huy quân đoàn và ở đó hỏa châu hắt lên một quầng sáng. Đúng là trận chiến căng thẳng để đưa đội h́nh qua sông. Khu vực xẩy ra trận đánh ác liệt ở Ngă Ba Tân Hiệp. Ở đây cũng là một trận địa chống tăng với tuyến hào chống tăng vắt qua đường bao vây lấy căn cứ. Lúc ấy đă là 2 giờ sáng 30 tháng 4. Trời sáng mà không thanh toán được cái lá chắn này th́ làm sao vào được Saig̣n sớm?

 

Trận Chiến Cuối Cùng của LLXKQĐIII tại Biên Ḥa

 

Để pḥng thủ Biên Ḥa, Tướng Khôi đă bố trí như sau:

Chiến Đoàn 322 pḥng thủ ở phía nam Phi Trường Biên Ḥa và giữ Mạn Bắc Bộ Tư Lệnh QĐIII.

Lữ Đoàn 468 TQLC giữ Mạn Nam TP Biên Ḥa.

Lữ Đoàn 2 Nhẩy Dù giữ Cầu Mới , Cầu Sắt Biên Ḥa và các nút chận trên các đường xâm nhập vào Biên Ḥa. Chiến Đoàn 315 án ngữ Ngă Ba Xa Lộ Biên Ḥa, giữ Mạn Đông.

Chiến Đoàn 318 àn ngữ từ cổng Phi Trường Biên Ḥa đến Cầu Mới, chịu trách nhiệm Mạn Tây.

 

Khoảng 18:00: Cộng quân bắt đầu xâm nhập vào vị trí từ Mạn Bắc và Đông Bắc đụng phải Chiến Đoàn 322 và 315 và bị đẩy lui. T́nh h́nh sau đó trở nên khá yên tịnh.

Khoảng 22:00 giờ: Tướng Nguyễn Hữu Có, phụ tá của TT Dương Văn Minh, gọi điện cho Tướng Khôi truyền đạt lệnh của TT Dương Văn Minh bảo vệ Biên Ḥa cho tới 08:00 giờ sáng ngày 30/4/75 để ông ta nói chuyện với “bên kia” (!).

 

Khoảng 23:45 giờ khuya: Cộng quân lại bắt đầu pháo kích dữ dội vào thành Phố Biên Ḥa và đồng thời tập trung một lực lượng gồm bộ binh và chiến xa tấn công vaøo hướng Bộ Tư Lệnh QĐIII. Chiến Đoàn 315 xông ra chặn địch và Cộng quân phải rút lui.

 

Lúc 02:00 giờ sáng ngày 30/4/75: Tướng Lê Minh Đảo báo cáo Pḥng Tuyến Long B́nh đă bị địch tràn ngập và lực lượng của ông đang rút về hướng Thủ Đức.

 

Lúc 03:00 giờ sáng: địch lại pháo kích dữ dội và chính xác hơn vào TP Biên Ḥa. Đoàn chiến xa của địch vừa xuất hiện đă bị bắn hạ và chúng tháo chạy ngược ra xa lộ Biên Ḥa. Kể từ đó, TP Biên Ḥa lại trở lại yên tĩnh.

 

Các Đơn Vị Nào về Giải Cứu Thủ Đô?

 

Đúng 08:00 giờ sáng ngày 30/4/75, không liên lạc được với Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Khôi quyết định họp các đơn vị trưởng lại trao đổi tin tức. Tất cả cùng quyết định kéo quân về giải cứu Thủ Đô.

Lữ Đoàn 2 Nhẩy Dù do Tr.T. Nguyễn Lô chỉ huy tiến theo Đường Sắt phía phải về Saig̣n.

Lữ Đoàn 468 TQLC của Tr.T. Huỳnh Văn Lượm tiến theo phía trái Đường Sắt.

Lữ Đoàn 3 KB và Liên Đoàn 33 BĐQ tiến theo Xa lộ Biên Ḥa về Saig̣n.

Chiến Đoàn 315 của Tr.T. Đỗ Đức Thảo tiến về Cầu B́nh Triệu.

Chiến Đoàn 322 của Tr.T. Nguyễn Văn Liên tiến theo sau Chiến Đoàn 315.

Chiến Đoàn 318 của Tr.T. Nguyễn Đức Dương đi đoạn hậu sau các đơn vị yểm trợ.

 

Đúng 09:00: toàn bộ lực lượng lên đường. Các ổ kháng cự dọc đường của địch đă bị đè bẹp nhanh chóng. Trong giờ phút chót này, Tướng Khôi kể lại, phi công lái trực thăng cho ông là Th.T. Cư (nguyên là phi công của Tướng Toàn) đề nghị đưa Tướng Khôi đi lánh nạn, nhưng Tướng Khôi từ chối. Từ trên trực thăng, Tướng Khôi nh́n đoàn quân xa, chiến xa, xe kéo pháo của Cộng quân đang ḅ vào Saig̣n theo Xa Lộ Biên Ḥa và Quốc Lộ 13.

10:25 giờ sáng 30/4/75: Tướng Khôi nghe thấy lệnh buông súng_ tại chỗ của TT Dương Văn Minh và các cánh quân thiết giáp đă tới gần Nhà Thờ Fatima, B́nh Triệu. Tướng Khôi tự chấm dứt quyền chỉ huy và để cho quân sĩ tự động tan hàng.

 

Biệt Chú:

 

Một số ng̣i bút vô trách nhiệm đă bôi nhọ h́nh ảnh QLVNCH và đă gây những thành kiến xấu trong thế hệ trẻ. Hai đoạn văn trích dẫn dưới đây cho thấy sự thực.

 

(1) Trong Trận Điện Biên Phủ, hai tác giả người Pháp đă tán thưởng phong cách anh hùng của một sĩ quan Nhảy Dù tên Phạm Văn Phú, một nhân vật mà lẽ ra họ không lưu ư tới, v́ chỉ có một chức vụ khiêm nhường: Tiểu Đoàn Phó (mới được đề bạt) và lại là sĩ quan người bản xứ của một quân đội mới thành h́nh.

Một trong 2 tác giả đó là Đại Tá Pierre Langlais, một sĩ quan Pháp đă tự thú là có thành kiến xấu với quân nhân Việt Nam. Cho đến ngày Trung Úy Phạm Văn Phú theo đơn vị (Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam) nhảy xuống tiếp viện lực lượng G.O.N.O. trong vùng ḷng chảo Điện Biên Phủ, Trung Tá Langlais vẫn c̣n giữ nguyên vẹn cái thành kiến xấu xa của ông ta. Langlais lại có ấn tượng xấu đặc biệt về Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam, đơn vị mà chính ông ta đă đề nghị trả về Lực Lượng Tổng Trừ Bị hồi cuối năm trước.

Langlais có chép lại đầu đuôi vụ ấy trong quyển Điện Biên Phủ do nhà xuất bản France-Empire phát hành năm 1963. Cũng trong tập kư sự đó, Langlais chịu nh́n nhận rằng ông đă đánh giá lính Việt Nam thấp... Nhưng cũng trong tập Kư Sự Diện Biên Phủ về sau, Langlais lại dành ra đến hơn 10 đoạn để nói về Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù VN, và đặc biệt về viên sĩ quan cấp úy mang tên Phạm Văn Phú, người đă chỉ huy giỏi giang và chiến đấu dũng liệt đến mức làm cho Langlais phải từ bỏ các thành kiến sai lầm của ḿnh về tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Việt Nam trên trận tuyến chống Cộng. Đại Tá Langlais viết về người mà sau đó trở thành vị Tư Lệnh cuối cùng của Quân Khu II của Việt Nam Cộng Ḥa. [tức Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đă tự vẫn vào ngày 30/4/75).

 

(2) Trên đường di chuyển về Khe Sanh [1971], toán thiết giáp gặp một trung đội chiến xa Hoa Kỳ thuộc LĐ1/77 Thiết Giáp. Một Đại Úy Hoa Kỳ c̣n rất trẻ đứng trên chiến xa dẫn đầu chỉ trỏ vào toán thiết giáp Việt Nam, miệng la lối: “Ê, bọn cà chớn, tránh đường cho tụi này đi”. Đại Tá Battreall, lúc đó đang di chuyển cùng với các chiến xa Việt Nam, liền nhảy xuống xe rồi leo lên chiếc chiến xa Hoa Kỳ dẫn đầu. Ông nh́n thẳng vào mặt viên Đại Úy, gằn giọng: “Này Đại Úy, anh đang la lối trước mặt vị CHT /LĐ1/TK [Chỉ Huy Trưởng/Liên Đoàn 1/ Thiết Kỵ]. Ông ta đă ở Hạ Lào trong 6 tuần lễ, c̣n anh chưa từng ở đó lấy một ngày. Anh hăy im miệng lại”! Viên Đại Úy Hoa Kỳ ngẩn ngơ trong giây lát. Chỉ trong ṿng vài phút, đoàn chiến xa Việt Nam lại lên đường, trong khi các chiến xa Hoa Kỳ dạt qua hai bên tránh đường.

 

(Biệt chú theo tài liệu của Đời Chiến Binh của Trương Dưỡng. http://nsdoanket@yahoo.com )

*

Đại Tá Battreall (hồi hưu) hiện cư ngụ tại Tucson, AZ. Ông gửi tôi một điện thư như sau:

 

Email

From: Ret. Col. Raymond R. Battreall (AZ)

To: Mr. William Hoang (AZ)

 

May 20, 2006

 

Let me answer your questions in turn.

1.
I have the very highest regard for BG Khoi and his brigade. That is no derogation of other Armor units, for each faced a different enemy on very different terrain.

2.
I place Khoi in the company of other prominent Armor leaders such as Patton, Rommel, Guderian, and Abrams because each got the very best efforts from their troops in the face of stiff opposition.

3.
As you know, Armor brigades were simply headquarters assigned one to each Corps.? The Corps Commander would attach various numbers and types of battalions to them depending upon the mission, enemy forces, and terrain. III Brigade probably didn't have more than six battalions when it entered Cambodia, but it picked up more as the battle intensified and had what was left of 18 when it came home.

4.
The American people believed what they read, saw, and heard in the newspapers, television, and radio: all of whom were among the most liberal of all the anti-war groups in our society. (We are seeing this again in Iraq.)? So long as we continued to supply needed munitions, RVNAF not only prevailed but dominated the northerners. Tragically, Pres Nixon resigned and Pres Ford yielded to left-wing (read Sen Kennedy) pressure to stop our support.

 

Ky Binh Viet Nam, muon nam!

*

Phần Dịch

 

Tôi xin trả lời những câu hỏi của ông:

 

  1. Tôi có ḷng rất ngưỡng mộ Tướng Khôi và Lữ Đoàn của ông ta. Cái đó không có ư làm giảm giá trị  đối với các đơn vị Thiết Giáp khác, bởi v́ mỗi một đơn vị đă phải đối diện một địch quân khác nhau trên những địa thế rất khác nhau.
  2. Tôi đặt ông Khôi trong hàng những vị lănh đạo Thiết Giáp lỗi lạc như là Patton, Rommel, Guderian, và Abrams bởi v́ mỗi vị đều có được những nỗ lực lớn nhất nơi những binh đoàn của họ khi đối diện trước những trở lực to lớn
  3. Như ông biết, những Lữ Đoàn Thiết Giáp Kỵ Binh giản dị chỉ là những bộ chỉ huy được biệt phái cho một Quân Đoàn. Tư Lệnh Quân Đoàn sẽ biệt phái một số tiểu đoàn khác nhau cho những Lữ Đoàn này tùy theo nhiệm vụ, lực lượng địch, và địa thế. Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh hẳn nhiên là không có hơn sáu tiiểu đoàn lúc vào Cam Bốt, nhưng Lữ Đoàn đă có nhiều đơn vị hơn khi mà chiến trường càng khốc liệt, và lúc trở về, Lữ Đoàn đă có đến 18 tiểu đoàn.
  4. Người Mỹ tin những ǵ họ đọc, nh́n, và nghe trong báo chí, truyền h́nh, và truyền thanh: tất cả  họ theo chũ nghia tự do những nhóm phản chiến là những người có khuynh hướng tự do nhất trong xă hội của chúng ta. (Chúng ta lại đang thấy điều này trong cuộc chiến Irak.!) Chừng nào chúng tôi c̣n tiếp tục cung cấp những đạn dược cần thiết, th́ Quân Lực VNCH không những thắng thế mà c̣n khuất phục được Bắc Quân. Thảm thay, TT Nixon đă phải từ chức và TT Ford chịu thua v́ áp lực của cánh tả (đọc Sen Kennedy) bắt buộc chúng tôi phải  ngưng yểm trợ.

 

Kỵ Binh Việt Nam Muôn Năm!