July 4
Ky Niem ngay 19/6
Y Ngia Ngay Quan Luc 19/6
Thuyet Trinh Ngay Quan Luc.
Viet Tu KBC.: 4424 - 3435 - 4608
Ngay Quan Luc tai Arlington
Viet Ve ngay 19 thang 6
Quan Doi Quoc Gia........
Ngay Quan Luc tai Paris
Dai Nhac Hoi Cuu tro TPB va ....
Tho Goi Nguoi Linh Nhay Du VN...
Doan Van cua nguoi tu tran
TRANG THO 1
TRANG THO 3
TRANG THO 4
SINH HOAT KHAP NOI
MUC THOI SU
DOI BINH NGHIEP
ALBUM TX DONGTIEN
NGAY 30-4
TRANG CHINH

Thuyết Tŕnh Ngày Quân Lực

Ngày Quân Lực
Bs Hoàng Cơ Lân, Paris 11/06/2006

                                                          
Thưa quư chiến hữu,
Thưa quư vị quan khách,

Cùng các bạn trẻ,

Năm nay, chúng ta kỷ niệm lần thứ 40 ngày Quân Lực của nước VNCH thân yêu. Cựu quân nhân chúng tôi muốn năm nay nhắc lại ư nghĩa của ngày này cho những đồng hương sống ở nước ngoài đă lâu, và nhất là những bạn trẻ  sinh đẻ nơi quê người hay đă cùng cha mẹ phải bỏ nước ra đi hồi c̣n ít tuổi. Họ thường có những thắc mắc như :

1/ Ngày Quân Lực 19 tháng 06 là ngày kỷ niệm của Quân đội nước nào vậy ?
2/ Viêt Nam Cộng Hoà không c̣n nữa, tại sao các chú các bác vẫn hàng năm tổ chức  kỷ niệm Ngày Quân Lực ? 

Bài thuyết tŕnh của tôi, xin chia làm 3 phần, rất tóm tắt :

1/ Sự thành h́nh của QLVNCH
2/ Chiến tranh Viêt Nam do CS gay ra
3/ T́m hiểu lư do sự sụp đổ của miền Nam trách nhiệm của Quân lực miền Nam.

Tôi xin được phép nhắc lại một ít lịch sử : căn cứ Điên Biên Phu do liên quân Pháp-Việt chống giữ thất thủ tháng 05/1954, và trận này kết thúc chiến tranh Đông Dương. Hiệp định Genève sau đó chia đôi nước Viêt Nam ở vĩ tuyến 17, miền Băc Việt dưới chế độ CS và miền Nam dưới quyền chính phủ Quốc Gia. Quân đội Viễn chinh Pháp, mệnh danh là Corps Expéditionnaire Français, và Quân đội Quốc gia Viêt Nam, quân số lúc đó 279 200 người (170 000 cho Lục quân, Không quân 3 500, Hải quân 3 700, Điạ phương quân 54 000, Nghĩa quân 48 000) phải tạp kết vào Nam. Đầu năm 1956, những đơn vị cuối cùng của Quân đội Viễn Chinh Pháp rút khỏi nam Việt Nam

Sau khi đất nước chia đôi th́ chính phủ miền Nam do thủ tướng Ngô đ́nh Diệm điều khiển (Quốc trưởng Bảo Đại th́ ở bên Pháp) Ngày 23-10-1955, ông Diệm tổ chức Trưng cầu dân ư, truất phế vua Bảo Đại và được bầu làm Tổng thống Đệ nhất Cộng Hoà. Tổng thống Ngô đ́nh Diệm bị một số tướng tá lật đổ và sát hại ngày 01-11-1963. Nền Đệ nhất Cộng hoà cáo chung.

Về khiá cạnh quân sự th́ miền Nam được hưởng vài năm yên b́nh, từ 1955 cho đến giữa 1958. Các cán bộ CS nằm vùng, sau khi bộ đội chính quy CS chính thức rút về Bắc theo hiệp định Genève, bắt đầu tổ chức khuấy phá, ám sát, phá hoại theo kiểu du kích chiến. Chiến tranh dần dần lan rộng, từ cấp tiểu đội, đại đội, tới tiểu đoàn rồi trung đoàn. Ngay sau khi lực lượng Pháp rut lui, Mỹ gửi cố vấn đến thay thế .

            Với đà gia tăng của chiến tranh, sau đây là quân số quân đội Quốc Gia, biến thành Quân lực VNCH từ năm     

            1959-1960 :  243 000 người sau khi tổ chức lại

            1964           :  514 000

            1967           :  642 000

            1968           :  820 000

            1969           :  897 000

            1970           :  968 000

            1971-1972  : 1051 000 quân với 410 000 Lục quân, 50 000 Không quân, 42 000 Hải quân cùng 14 000 TQLC, 535 000 Đ́ạ phương quân Nghĩa quân. Con số này không thay đổi nhiều cho đến hết cuộc chiến. 

Sau khi chính phủ  Ngô đ́nh Diệm bị lật đổ năm 1963, t́nh h́nh chính trị trong Nam càng ngày càng rối loạn, vài ông tướng quên bỏ trách nhiệm thi đua đảo chính, chỉnh lư. Bè phái bắt đầu lộ diện … Sai lầm bỏ các ấp chiến lược  giúp cho quân thù có thêm môi trường hoạt động theo chiến lược du kích chiến của Mao trạch Đông : quân với dân như cá với nước. CSBV chuyển thêm quân và vũ khí vào Nam, thành lập những chiến khu làm bàn đạp để tấn công các thành thị. Bên Cao Miên đối diện với Vùng 3 Chiến thuật, 3 Sư đoàn CS (Công trường 5, 7 và 9) thường trực trú đóng và có nhiệm vụ khuấy phá khu cả tam giác rộng lớn phiá bắc Saigon, từ Phướng Long, B́nh Long, Tây Ninh, xuống tận Bà Riạ, B́nh Giả. T́nh h́nh quân sự suy sụp, và nước Mỹ mượn cớ này để ào ạt đổ quân vào miền Nam kể từ năm 1965. Trong thời gian cực điểm của chiến tranh, đă có 500 000 quân Mỹ có mặt tại Viêt Nam, thêm vào đó 2 sư đoàn Đại Hàn đóng ở vung B́nh Định, 1 Sư đoàn Thái Lan trên đường đi vũng Tầu, 1 trung đoàn Úc Châu và 1 tiểu đoàn pháo binh Tân Tây Lan, không kể những đơn vị yểm trợ nhàn đạo y khoa của Phi Luật tân, Đài Loan, Đức quốc…

            T́nh h́nh nhiễu nhương về chính trị (Phật giáo … ) cộng thêm t́nh h́nh khẩn trương về quân sự khiến chính phủ dân sự của thủ tướng Phan huy Quát  trao lại cho quân đội trọng trách điều khiển Quốc Gia. Ngày 19 tháng 06 năm 1965 đánh dấu Quân đội đứng ra nắm chính quyền, Tư sau đó, mỗi năm, 19 tháng 6 là ngày lễ của Quân Lực được tổ chức đều đặn. Sau 1975, di cư ra nước ngoài anh em cựu quân nhân khắp các nơi không quên ngày kỷ niệm này, nó thành ra ngày tưởng nhớ nhũng đồng đội đă nằm xuống để miến Nam được sống tự do trong ¼ thế kỷ.

Quân Lực VNCH, từ phôi thai đến trưởng thành và lư do đă tạo nên nội chiến Quốc Cộng, Nam Bắc có một không hai trong lịch sử nước ta.

QLVNCH và tiền bối là Quân đội Quốc gia Viêt Nam từ đâu mà ra ? Ngay sau khi Hô chi Minh ra lệnh tổng tấn công các vị trí của Pháp ngày 19-12-1946, khởi diễn chiến tranh Đông Dương, th́ trong năm 1947 đă có lính Viêt Nam chiến đấu trong các đơn vị Pháp. Theo một báo cáo đề ngày 21-11-1947, có một năm sau, th́ đă có 18 990 người bản xứ trong Quân đội viễn Chinh

Ngày 01-01-1948 thành lập đơn vị NDVN đầu tiên (1ère Compagnie Indochinoise de parachutistes)

Ngày 01-02-1948, tiểu đoàn Bộ binh Đông Dương (Bataillon de Marche Indochinois) được thành lập ở ngoài Bắc, với 64 quân nhân Pháp làm cán bộ chỉ huy và 539 binh sĩ gốc Bắc Việt. Sĩ quan Viêt Nam thời đó rất hiếm, xin kể Thiếu uư ND Nguyễn văn Vỹ, sau này là trung tướng Tổng trưởng quốc pḥng của chính phủ miền Nam.

Khi chiếntranh chấm dưt năm 1954, số người Viêt Nam trong quân đội Pháp đă lên tới 108 000 (53 000 chính quy và 55 000 supplétifs-phụ lực). Nếu chỉ tính 53 000 chính quy th́ người Việt đă chiếm 1/4 quân số Quân đội Pháp (200 000 người). Đa số sau này được thuyên chuyển sang Quân đội Quốc Gia.

Cũng trong năm 1954,Quân đội Quốc Gia  có 150 000 chính quy và 50 000 phụ lực.

Quân đội Quốc gia Viêt Nam được hợp thức hoá ngày 11-5-1950 bởi một hoà ước kư giữa quốc trưởng Bảo Đại và tổng thống Vincent Auriol. Cán bộ những đơn vị này hầu hết là người Pháp. Trường sĩ quan hiện dịch đầu tiên được khai mạc tại Huê ngày 1-12-1948, khoá đầu tiên tốt nghiệp ngày 01-06-1949.

Ở đời, lẽ dĩ nhiên, một quốc gia tụ lực tự cường không phải nhờ đến ai, vẫn là nhất. Nhưng khi thân phận bé nhỏ, phải chọn giữa một tà thuyết tàn bạo và sự liên kết nhất thời với một Đồng Minh ngoại quốc (trước là Pháp, sau là Mỹ) thi dân Viêt Nam, nếu được quyền ăn nói, đă chọn giải phap thứ hai. Bài học rút tiả là  dân quê ít học, đă giám dấn thân trước giới trung lưu, thượng lưu nơi thành thị. Họ đă ṭng quân trước tiên, có thể v́ đồng lương, v́ hoàn cảnh an ninh cơm gạo…nhưng chúng ta không thể phủ nhận họ đă chiến đấu và hy sinh để làn sóng đỏ không phủ lên nước Viêt Nam trong suốt những năm 1947-1975.

Chiến tranh kéo dài từ năm nọ qua năm kia, đạo quân Viễn Chinh không giải quyết được chiến trường. Năm1949 quân Trung Cộng của Mao trạch Đông tiến tới sát biên giới Hoa-Việt, và  tiếp tế huấn luyện bộ đội VM càng ngày càng lớn mạnh.

Tháng 10 năm 1950, trên quốc lộ 4, nối liền Lạng Sơn đến Cao Bằng, quân Pháp đụng với những sư đoàn chính quy mới thành lập của đối phương, đă thảm bại mất đi 8 tiểu đoàn cùng rất niều vũ khí trong ṿng có 3 tuần. T́nh thế thật là nguy kịch, và đồng bằng Bắc Việt bị đe dọa nặng nề.

Chính phủ Pháp vội chỉ định Đại tướng De Lattre sang Đông Dương với chức vụ Tổng tư Lệnh và Cao ủy, tức là kiêm nhiệm quyền hành quân sự và dân sự. Ông tói Hanoi ngày19 tháng 12, 1950 Thủ đô lúc đó xôn sao, quân đội VM vừa thắng lớn ở quốc lộ 4 muốn thừa thắng sông lên, và Vơ nguyên Giáp cho rải truyền đơn là sẽ vào Hanoi ăn Tết    1951. Với tài chỉ huy điêu luyện, tướng De Lattre chuyển thêm quân  từ trong Nam ra bằng máy bay, và chặn đứng các sư đoàn VM ở Vĩnh Yên (13-17 tháng 01, 1951) cách Hanoi không tới 100 km, bẻ gẫy chiến dịch thứ hai của Giáp tại Đông Triều (23-30 tháng 03, 1951) và Sông Đáy (tháng 05 và 06, 1951). Bắc Việt  được cứu thoát.

Tướng De Lattre nhận thấy Pháp không thể thắng bằng quân sự ở Đông Dương và phải trả lại mau chóng độc lập toàn vẹn cho Viêt Nam. Như vậy, Viêt Nam phải có quân đội mạnh, lúc đầu với sự trợ giúp của quân đội Pháp, mói đứng vững được. Chính ông đă là người « đỡ dầu » thành h́nh Quân đội Quốc gia, bằng cách « Viêt Nam hoá », hồi đó gọi là jaunissement các đơn vị chủ lưc của Pháp. Đơn v́ nào cũng phải có người Viêt Nam với 1 tỷ lệ từ 30 đến 50%, những thành phần này sẽ là ṇng cốt của quân đội Viêt Nam tương lai (tất cả những đơn vị ND hay Lê Dương đều được tổ chức theo kiểu này).Ông cho mở các trường huấn luyện quân sự, như trường Vơ Bị Dalat năm 1951, sau này được mở rộng và hiện đại hoá, tŕnh độ không kém các trường Saint Cyr hay West Point. Để làm gương, con trai duy nhất là trung uư Bernard De Lattre chỉ huy một đơn vị thiết giáp gồm toàn binh sĩ Viêt Nam, đă tử trận tại Ninh B́nh ngày 28-05-1951.

Mặc dầu mang tang con, ông đă đến dự lễ phát phần thưởng cuối niên học 1950-51 tại trương trung học Chasseloup Laubat ở Saigon : ... « các bạn hăy tỏ ra xứng đáng. Nếu các bạn thích CS th́ các bạn hăy sang hàng ngũ VM, có những người bên bọn chúng chiến đấu giỏi nhưng cho một lư tưởng sai lầm. Nhưng nếu các bạn là người Quốc Gia th́ chiến tranh này là chiến tranh của các bạn… » Lúc này cũng là lúc chính phủ Quốc Gia kư lệnh động viên quân dịch.

Tháng 05, 1954 Quân đội Viễn Chinh đă thua ở Điên Biên Phủ, nhưng ít người biết là 50 %  quân trú pḥng của căn cứ là người Việt, Thái, Nùng … 5075 quân ND Pháp Việt đă bỏ ḿnh trong trận Diên Biên Phu, 2495 người Pháp và gốc Âu Châu, 2580 người Việt, trong đó có 629 SQ, HQ và BS của TĐ5ND/Viêt Nam. C̣n ai nhớ đến trên 1000 tù binh dân công (PIM hay Prisonniers internés militaires ) người Việt có mặt ngay từ phút đầu,  với quy chế tù binh chiến tranh, họ đă phụ giúp đào hầm hố cho căn cứ, sau này tải đạn tiếp tế lương thực nước uống cho các cứ điểm khi trận chiến trở nên ác liệt, các lính tác chiến bị cầm chân tại chỗ. Trong mấy tuần cuối, đôi khi họ phụ bắn súng máy hay súng cối khi người lính chính quy ngă gục. Đào ngũ sang phiá VM th́ quá dễ, v́ khi giao tranh đôi bên chỉ cách nhau có vài chục thước, nhưng tính ra chỉ khoảng 1% là trốn sang với Bác và Đảng. Ước tính hơn một nửa số PIM này dă thiệt mạng tại Diên Biên Phu, số c̣n lại sau khi phải thu dọn chiến trường cho kẻ thắng, có lẽ đă bị thanh toán hay chết ṃn trong các lao tù, v́ sau này không c̣n tông tích ǵ của họ nữa.

Tính ra trong 8 năm chiến tranh Đông Dương (1947-1954), 400 000 người Viêt Nam và một phần ít các sắc tộc khác như Thái, Nùng, Miên, Lào.. đă chiến đấu chông CS trong hàng ngũ quân đội Pháp hay các quân đội Quốc gia tân lập. Bè lũ VM không thể nào vỗ ngực cho ḿnh độc quyền ái quốc, chống « thực dân Pháp », đánh cho « Mỹ cút ngụy nhào ».

Hiệp định Genève cắt đôi đất nước đă khiến cho 1 triệu người ngoài Bắc bỏ lại tất cả để sống tự do trong Nam. Với bản tính gian ác lừa loc, CS đâu có rút hết ra Bắc như đă kư kết, và những thành phần nàm vùng lại bắt đầu phá hoại cùng phát động chiến tranh du kích từ  năm 1957, đưa đến chiến tranh Viêt Nam trở nên càng ngày càng khốc liệt với sự tham dự của Mỹ và các nước Dồng Minh.

Quả thật như chiến lược gia Clausewitz đă nhận định : « Chiến tranh xăy ra không phải do bên bị tấn công mà do bên bị xâm lăng, v́ có tấn công mới có tự vệ, và như vậy mới có chiến tranh ».

Nói về quân đội miền Nam trên 1 tirệu người và chiến tranh Viêt Nam kéo dài gần 20 năm phải mất nhiều thời giờ lắm. Tôi xin cố vắn tắt để chúng ta tạm nắm được vấn đề, và để có thời giờ cùng thảo luận.

Sau khi năm 1956, quân đội Viêt Nam dần dần thay đổi theo tổ chức quân đội Mỹ. Quân số gia tăng như tôi đă tŕnh bầy, đến năm 1970 lên tới 1 triệu, phân phối như sau (kê khai rất sơ khởi):

1/ Vùng 1 Chiến thuật ngoài Trung : SĐ1BB đóng tại Huê, SĐ2BB đóng tại Quảng Ngăi, SĐ3BB đóng tại Đà Nẵng, LĐ1 Kỵ Binh Thiết Giáp, 4 TĐ Pháo Binh và Pḥng Không, 4 LĐ/BĐQ, LĐ1CB/Chiến Đấu, SĐ1KQ đón tại Đà Nẵng với 6 Phi đoàn khu trục và 6 phi đoàn vận tải trực thăng, các đơn vị yểm trợ khác

2/ Vùng 2 Chiến thuật ơ vùng Cao nguyên : SĐ22BB tại Qui Nhơn, SĐ23BB tại Ban Mê Thuột, LĐ2 Kỵ Binh Thiết giáp, 6 TĐ Pháo Binh, 5 LĐ/BĐQ, SĐ2KQ tại Nha Trang với 6 Không đoàn Chiến thuật cùng các trường phi hành, SĐ6KQ tại Pleiku  với 2 không đoàn 72 và 82, các đơn vị yểm trợ khác…

3/ Vùng 3 Chiến thuật xung quanh Saigon : SĐ5BB tại B́nh Dương (Lai Khê), SD18BB tại Long Khánh, SĐ25BB tại Củ Chi (Hậu Nghĩa), LĐ3Kỵ Binh Thiết giáp, 2 TĐ Pháo Binh, LĐ Công Binh chiến Đấu, 3 LĐ/BĐQ, SĐ3KQ tại *Biên Ḥa với 6 phi đoàn khu trục và 6 phi đoàn trực thăng, SĐ5KQ tại Saigon với 1 phi đoàn trực thăng và 9 phi đoàn vận tải, các đơn vị yểm trợ khác…

4/ Vùng 4 Chiến thuật tại Hậu giang : SĐ7BB tại Mỹ Tho, SĐ9BB tại Sađéc, SĐ21BB tại Bạc Liêu, LĐ4 Kỵ Binh thiết giáp, LĐ40CB Chiến đấu, SĐ4KQ tại Trà Nóc (Cần Thơ) với 2 không đoàn 74 và 84, các đơn vị yểm trợ khác ... 

Vào thời bấy giờ, Không quân VNCH đứng vào hàng thứ tư trên thế giới với 2075 phi cơ đủ loại và 61 147 người

Hải Quân cũng bành chướng rất lớn : đến năm 1975, HQ/VNCH có tới 1 600 chiếc tầu dủ loại, 40 000 quân được tổ chức thành 2 Bộ Tư lệnh : Trần Hưng Đạo Biển và Trần Hưng Đạo sông. Thêm các Trường huấn luyện và Hải quân Công xưởng ở Saigon.

Lực lượng Tổng trừ bị : SĐND, SĐ/TQLC, LĐ81/Biệt Cách Dù, LLĐB.

Làm sao kể hết cả trăm cả ngàn trận mà Quân đội miền Nam đă tham dự dể chống lại quân thù miền Bắc. Quư vị c̣n nhớ Têt Mậu  1968, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, những trận để đời của quân cán chính miền Nam và sức chiụ đựng phi thường của người lính VNCH.

Xin rất vắn tắt về Têt Mậu Thân. Các bạn sống ở ngoại quốc từ nhỏ, không thể nào hiểu và biết được cái không khí thiêng liêng của ngày Têt. Mặc dù chiến tranh, Têt đến là 2 bên hưu chiến 3 ngày. Tuỳ theo t́nh h́nh, đơn vị trưởng chúng tôi có quyền cho binh sị đi phép đến 50%.quân số, có đơn vị c̣n phải nhắm mắt cho đi hơn nữa. Đôi khi về quê, binh lính của ta gặp cả người phiá bên kia về ăn Têt với gia đ́nh, thôi th́ đôi bên làm ngơ như không thấy nhau, Têt mà ! Nhưng đến năm 1967, Bộ Chính trị đảng CS Hanoi đă lấy quyết dịnh khác. V́ nếu cứ tiếp tục chiến tranh theo kiểu này, th́ thể nào cũng sẽ thua trước hỏa lực và tiềm năng hùng hậu của Hoa Kỳ : kinh tế ngoài Bắc kiệt quệ, sự hao ṃn về nhân lực, tài lực đă đến mức báo động. Thà đánh « xả láng » một keo bạc, may ra gỡ lại được ván cờ :

1/ nếu thắng sẽ làm giảm ư trí của Mỹ, ông Nixon có thể thất cử vào cuối năm, Mỹ bắt buộc phải trở lại bàn hội nghị và rút khỏi Viêt Nam, quân đội miền Nam có thể tan ră v́ đa số quân nhân đi phép, cửa bỏ ngỏ cho « nhân dân » nổi dậy theo « Cách mạng » (người CS tuyên truyền riết rồi tưởng tuyên truyền ḿnh là đúng).

2/ nếu thất bại, th́ lực luợng « Giải phóng miền Nam » tức CS Nam kỳ sẽ lănh đủ (sự thật đă xẩy ra như tiên đoán) và ngoài Bắc sẽ hoàn toàn nắm quyền chỉ huy sau này.

Đầu năm Dương lịch 1968, Nguyễn Duy Trinh, Bộ Trưởng Ngoại Giao, c̣n ngỏ ư muốn ḥa đàm cốt ư đánh lạc hướng sự chú tâm của Hoa Kỳ . Ít lâu sau đó, Hồ Chí Minh đọc bốn câu thơ chúc Tết trên đài phát thanh Hà Nội hàm ư gửi mật lệnh tổng tấn công. Nguyên văn 4 câu thơ này như sau:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên, toàn thắng ắt về ta

khi nghe chẳng ai tin và cho rằng những lời thơ này chỉ có tính cách khích lệ và cổ vơ cho một chiến thắng mơ ước xa xăm. Nhưng sự thật là lệnh Tổng Công Kich Têt Mậu thân.

Trong đêm 30-01-68 rạng 31-01-68, tức đêm 1 Têt, 84 000 quân VC và Bắc Việt tấn công 36 tỉnh trên 44, 5 đô thị lớn trên 6, tất cả các phi trường và trên 100 làng và quận lỵ. Lệnh cho quân CS là phải chiếm đóng các khu đông người và b́nh dân để dễ tuyên truyền và dùng dân làm bia đỡ đạn khi phải giao tranh với quân đội Cộng Hoà. Trái với ước doán của phe CS, dân miền Nam không nổi dậy theo « Cách Mạng » mà lại t́m đủ mọi cách để chạy về vùng Quốc gia. Quân  ta, nhiều nơi chỉ c̣n 30% quân số đă chống trả mănh liệt, địch không chiếm được một nơi nào trừ ¾ thành phố Huê bi địch chiếm đóng 3 tuần và tàn sát cả ngàn dân như mọi người biết. Quân đội Mỹ th́ chỉ chống trả khi bị tấn công, ngoại trừ thủ đô Saigon được 5 000 quân của tướng Weyand tiếp cứu ngay sáng 02 Têt,và Huê được TQLC Mỹ tiếp tay với quân  ta 1 tuần sau khi CS chiếm thành phố.

Số thương vong của CS trong  tháng đầu trận Mậu Thân (29/01 đến 29/02 1968) là 45 000  chết được phân chia như sau : 18 600 quan chính quy, 9 000 quân lo tiếp vận, 12 400 đại úy kích, 5 000 cán bộ hay chính trị viên. Đến cuối tháng 03/68 con số này lên tới 58 363 người. Ta bắt được 9461 tù binh.

CS đă sát hại khoảng 7 000 thường dân trong thời gian chiếm Huê. Các mồ tập thể được khai quật từ sau khi ta chiếm lại Huê, từ ngày 24 tháng 2 1968 cho đến cuối năm 1969 đă cho phép kiếm lại được 5 000 thi thể. Đến nay vẫn c̣n 2 000 người mất tích. Trên toàn quốc, 14 300 thường dân đă bỏ mạng trong trận này, 24 000 người đă bị thương, 72 000 người mất hết nhà cửa, 627 000 phải ti nạn.

Tổn thất quân đội ta đến cuối tháng 3/68 là 4954 hy sinh, 15 097 bị thương, 926 mất tích. (tại SĐND sĩ quan chết và bi thuơng nhiều hơn HSQ)

Tổn thất Đồng Minh (Mỹ, Đại Hàn, Úc..) : 4124 hy sinh, 19 285 bị thương, 604 mất tích.

Thất bại nặng nề vừa chính trị vừa quân sự của CS, nhưng đối với Quốc tề và dư luận My, th́ lại là một chiến thắng lớn. Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này.

Nói đến Mậu Thân ngoài Trung, chúng ta không thể quên được Khe Sanh, căn cứ gần biên giới Lào Việt mà tướng Giáp công hăm từ 20-1-1968 để đánh lạc hướng trận Tổng công kích sắp tới, và để cầm chân TQLC Mỹ tại đó. Hai Sư doàn Bắc Việt 304 và 325C cùng dân công tiếp vận, tổng cộng 45 000 người đă vây đánh Khe Sanh trong 77 ngày, từ 20/1 đến 05/04/1968, tức 22 ngày lâu hơn Diên Biên Phu. Căn cư do 6 000 binh sĩ thuộc SĐ3TQLC Mỹ pḥng thủ cùng 600 binh sĩ Viêt Nam thuộc TĐ37BĐQ (TĐT Đại úy Hoàng Phổ)  được không vận từ Phú Lộc đên Khe Sanh ngày 27/01 và chấn giữ phiá đông căn cứ suốt trận đánh. Dưới hỏa lực của quân trú pḥng và yểm trợ phi pháo như thác lũ của KQ Mỹ, tướng Giáp, tưởng làm lại một Diên Biên Phu thứ hai, đă phải rút 2 SĐ304 va 325C gần như tan ră về Viêt Nam, 2 đại đơn vị này kẹt ở Khe Sanh không tiếp tay được cho mặt trận Huê. Báo chí Mỹ và ngoại quốc không hề đả động đến vai tṛ của TĐ/BĐQ Viêt Nam.Tới đây, tôi thách đố bạn nào kiếm được cho tôi một bài báo ngoại quốc thời đó nói về đơn vị này tại Khe Sanh.

Với sư trợ giúp tận t́nh của khối CS Quốc tế, coi thường mạng sống của dân Việt, đảng CS ngoài Bắc lại chỉ thị cho tướng Giáp sửa soạn một cuộc tấn công qui mô khác vào năm 1972, với phương tiện hùng hậu pháo binh và thiết giáp (lần đầu thấy xuất hiện xe tank T-54 Nga Xô). Trận chiến kéo dài trong 3 tháng 04, 05 và 06/1972 mệnh danh Mùa Hè Đỏ Lửa, đă tỏ cho Thế giới sự can trường của người lính VNCH, khi họ được chỉ huy đàng hoàng.và đúng mức.

Mở màn là trận mưa pháo trên chiến trường Quảng Trị, rồi đến Cao Nguyên, dọc vùng  duyên Hải, rồi đến Vùng 3 Chiến thuật tại tỉnh B́nh Long phiá bắc Saigon. Địch chiếm thị xă Lộc Ninh ngày 07-04-72 gần biên giới Cao Miên, 20km. về phiá nam là An Lộc nằm trên quốc lộ 13 nối liền với Saigon. Mất An Lộc là Saigon bị đe dọa. Trong vùng, địch xử dụng 3 Sư đoàn Công trường 5,7 và 9, SĐ Pháo 75 trang bi thêm súng pḥng không và 3 tiểu đoàn Thiết giáp. Trận An Lộc kéo dài hơn 2 tháng từ 13-4-72 đến 29-06-1972 ngày mà An Lộc được giải tỏa.bởi tiếp viện từ phiá Saigon lên.. An Lộc được SĐ5BB, LĐ13BDQ của ta chống giữ và LĐ1ND & LĐ81BCD đến tăng cường sau. Thị xă bị pháo của địch cầy nát, nhưng địch không sao chiếm nổi mặc dầu nhiều đợt xung phong có thiết giáp yểm trợ. Bên ta được không quân Việt Mỹ (B52) yểm trợ tối đa, kể cả tiếp tế thả dù (3 686 tấn đạn được, xăng nhớt, lương thực, thuốc men)

Quân số đôi bên trong 2 tháng giao tranh : phe ta 6350, địch : 18 000.

Thương vong : Phe ta chết 2 280, Bị thương 8564,  Mất tích  2091

                          Địch    chết 6 464 Tù binh  56

Để kết luận, chúng ta hăy so sánh trận đánh An Lôc với trận Diên Biên Phu cách đây hơn 50 năm :

-          Quân Liên Hiệp Pháp có gần 13 000 người ở Diên Biên Phu, trong khi ở An Lôc quân trú pḥng chỉ được 6 350 người lúc đông nhất.

-          Chu vi Diên Biên Phu là 16cs x 9cs, tỉnh lỵ An Lôc chỉ dài rộng có 2cs x 1cs. Tại Diên Biên Phu lúc khởi đầu trận đánh, có nơi pháo binh Bắc Việt không bắn tới, trong khi đó th́ An Lôc lănh pháo ngay ngày đầu                                 

-          Tại Diên Biên Phu, pháo binh Pháp có 28 khẩu 105 và 155, 24 súng cối 120 ly. An Lôc chỉ c̣n 1 khẩu 105 ngay sau ngày 13-4-1972.

-          Pháp có 10 chiến xa ở Diên Biên Phu, tại An Lôc quân trú pḥng không có chiến xa mà CSBV lại có 3 Tiểu đoàn Thiết giáp !

-          Căn cứ Diên Biên Phu bị 200 000 quả pháo, An Lôc lănh 70 000 trái nhưng diện tích An Lôc chỉ độ 1/10 diện tích Diên Biên Phu. Nếu tính theo tỷ số, th́ An Lôc bị pháo nhiều hơn Diên Biên Phu !                              

-          Những sự kiện này chứng minh là người lính VNCH, khi được chỉ huy đúng mức, can trường c̣n hơn người lính CSBV. Không bị nhồi sọ, không có “chính trị viên” khủng bố tinh thần, họ biết giá trị thiêng liêng của chữ Tự Do và chấp nhận chiến đấu hy sinh cho gia đ́nh và xứ sở             

Vậy ư nghĩa ngày QL hôm nay là để chúng ta tưởng nhớ đến người lính VNCH, mà có lẻ trong lịch sử thế giới, không cá người lính nước nào phải chịu một số phận nghiệt ngă như vậy.

Học giả Phạm kim Vinh trong cuốn Thiên Anh Hùng Ca viết cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đă tả những người lính chiến đấu trong những điệu kiện khắc nghiệt suốt hơn hai mươi năm, h đi qua một con đường dài của lịch sử mà ông cho là ‘kể về sự khắc khổ và chịu đựng c̣n vượt xa  Vạn lư Trường chinh của Mao Trạch Đông, và về tính cách thiêng liêng, vị tha và cao quư, c̣n vượt xa các cuộc Thánh Chiến thời Trung cổ.

Vậy tại sao một quân đội hơn 1 triệu người, dầy kinh nghiệm chiến đấu, với 300 000  thương vong trong một chiến tranh kéo dài 25 năm, đă tan hàng trong có 55 ngày, làm cả Thế giới và ngay đối phương  phải ngỡ ngàng..?

Ai cũng biết câu nói bất hủ của Clausewitz:: Chiến tranh là sự  nối tiếp của chính trị dưới h́nh thức khác (la guerre est la continuation de la politique par d’autres moyens). Khi lâm chiến, nếu không thắng th́ chí có thua, chứ không có giải pháp  trung dung nào có thể thay thế chiến thắng (In war, there is no substitude for victory-Gen Mc Arthur) V́ vấn đê sống c̣n và tại thân phận nhỏ bé, chúng ta đă rơi vào quỹ đạo của ông đồng minh Hoa Kỳ. Vậy chủ đích của Hoa Kỳ ở VN có phải là chiến thắng.không? Câu trả lời tất nhiên là không !

Kinh nghiệm chiến trường từ xưa tới nay, bắt các nước lâm chiến phải theo vài quy luật, nếu không muốn thất bại hay bĩ hủy diệt. Xin tŕnh với quư vị vài quy luật chính  về chiến tranh mà tôi đă học được tại tường Chỉ huy Tham mưu Cao cấp tại hoa Kỳ, và cũng theo trường Tham mưu đó, hầu hết các quy luật về chiến tranh đă không được tôn trọng trong chiến tranh VN :

1/ Ấn định mục tiêu và kiên tŕ để đạt mục tiêu đó (La définition et la persistance du but à atteindre) Đánh mà không muốn thắng,th́ đâu có phải là một muc tiêu để lâm chiến. Bằng cớ là bức thơ tổng thống Nixon gửi cho tổng thống Thiệu hồi tháng 05/1972, ngay  Mùa Hè Đỏ Lửa:”..quư quốc và Hoa Kỳ có bao giờ muốn đánh bại Bắc Việt bằng quân sự đâu. Chúng ta chỉ muốn chấm dứt cuộc chiến này bằng giải pháp điều đ́nh..” Trong khi đó th́ mục tiêu tối hậu của  CS Bắc Việt là thôn tính miền Nam bằng mọi giá. Tại sao thái độ này ? Hoa Kỳ sợ gây chiến với Tầu hay với Nga, hay có lư do thầm kín khác ? Cho nên quân sĩ miền Nam chỉ có chống đỡ, chúng ta không có quyền đánh ra Bắc, cho tới mấy năm cuối của chiến tranh, QLVNCH không có quyền truy kích quân CS sang Cao Miên hay Lào, máy bay của chúng ta không đủ khả năng bay ra oanh tạc Hanoi rồi trở vê, những phi vụ này dành cho Không lực hoa Kỳ. Mà ngay phi công Hoa Kỳ cũng bị trói tay trên bầu trời Bác Việt bởi những lệ luật quái gở tóm tắt gọi là rules of engagement : một cái cầu hôm nay được oanh tạc, ngày mai không được nữa, một dàn hỏa tiễn Sam đang đươc hoàn thành cũng không được oanh kích, v́ sợ bắn phải cố vấn Nga, máy bay Mig đậu dưới đất cung không đươc phá trừ trường hợp máy bay này ở trên không và tỏ ra có ư định gây hấn   (hostile intentions), cấm ngặt không được bắn phá đê điều…Lệnh ban ra từ toà Bạch Ốc! Tướng tá Mỹ than phiền là phải đánh nhau với một canh tay bị “chói ra sau lưng” !

2/ Thống nhất chỉ huy (Unité de commandement) QLVNCH và QL Hoa Kỳ đều có bộ chỉ huy riêng biệt, và ngay trong QL Hoa Kỳ cũng có những tổ chức chỉ huy khác nhau: TQLC ngoài Trung th́ thuộc CINC/PAC, Hạm đội 7 tại Hawaii, Không quân Mỹ th́ dưới quyền Không Lực 13 (13th Air Force) bên Phi luật Tân, Lục quân th́ dưới quyền sài xể tướng Westmoreland USARV ở Saigon. Như vậy làm sao phối hợp t́nh báo và điều hành để nhanh chóng đạt chiến thắng?

3/ Dồn nỗ lực cho một mục tiêu chính trong một thời gian nhất định (concentration des efforts) không được đúng mức cũng v́ những lư do nêu trên: Lam Sơn 719, HQ sang Cao Mên

4/ Dành được thế bất ngờ (obtention de l’effet de surprise). Bất ngờ điển h́nh là địch đánh Têt Mậu Thân mà ta không biết. Kinh nghiệm bản thân c̣n nhiều ví dụ khác

5/ Thế chủ động (Initiative et offensive) : v́ phải giải quân giữ điạ thế, giữ an ninh cho đồng bào sinh sống, thường thường  địch nó đành thế chủ động, rồi ta chống đỡ, cũng may mà quân đội ta vững.

6/ Đơn giản và tiết kiệm trong hành động (la simplicité et l’économie) Quân đội Hoa Ky mang thử vũ khí trên chiến trường miền nam, phương tiện khổng lồ, phung phí, nên quân đội ta cũng chiụ ảnh hưởng « tính xấu » đó, rồi quen không biết đánh nhau theo kiểu « nhà nghèo » nữa.

7/ Tinh thần và Tuyên truyền (moral et propagande) Chiến tranh kéo dài quá lâu, và sức chiụ đựng của quân sĩ cũng bị ảnh hưởng, nhất là lương quân đội không đủ ăn, mà ngườí lính thấp cổ bé miệng chiụ thiệt tḥi nhất. Từ đó xẩy ra tệ đoan như tham nhũng … Được tự do hơn ngoài Bắc, thường dân thờ ơ với cuộc chiến. Qua các sứ quán, tác động tinh thần của ta ở ngoại quốc rất kém. Đáng nhẽ những người được phái đi nước ngoài phải là cán bộ đă có công với đất nước, ví dụ những quân nhân mang  thương tích nặng ... Trong khi đó th́ phe CS dồn hết nỗ lực vào mục tiêu này để năm một số sinh viên du học, và hầu hết các báo chí nước ngoài (ví dụ Têt Mậu Thân). Được biết đài phát thanh Hanoi bắt được ở Paris trong khi dân chúng miền Bắc chết đói, c̣n đài Saigon th́ sao ? Nhờ bộ máy tuyên truyền của thế giới CS, chiến tranh Viêt Nam đă trở nên một đề tài hoàn toàn bất lợi cho VNCH. Quân Bắc xâm lăng th́ được coi là anh hùng, những sự man rợ như giết chóc ám sát, các mồ tập thề ở Huế th́ được báo chí quốc tế lướt qua. C̣n VNCH th́ bị sỉ vả không ngớt. Tệ hại là các phương tiện truyền thông của Mỹ cũng đều phụ họa theo đường hướng CS (Têt Mậu Thân, so sánh với Đông đức-Tây Dức…) Bên Pháp th́ chỉ có vài tờ báo của phe cực hữu ủng hộ miền Nam (báo Present với h́nh ảnh SVSQ Dalat trên cầu xa lộ), ít phóng viên khác…

8/ Tiêu diệt lực lượng địch (anéantissement des forces de l’ennemi) Không đổ bộ ra Bắc th́ 1 triệu quân Cộng hoà, 500 000 quân Mỹ cùng các Đồng Minh khác cũng chẳng đạt được mục tiêu này khi chỉ giữ thế thủ ở miền Nam.

Trên mọi phương diện, ta hoàn toàn trông cậy vào Mỹ, và Mỹ đă cố ư gây ra t́nh trạng này để nắm quyền quyết định. Ngày nào Mỹ cúp viện trợ th́ ta chết. Ví dụ ta không được làm xưởng chế đạn, không được lập ngân hàng quân đội, tiếp liệu quân Y hoàn toàn của Mỹ, hàng hoá PX tràn ngập thị trường ….

9/ Sự kém cỏi của một số chỉ huy cao cấp quân đội Cộng hoà : Tiền trách kỷ, hậu trách nhân, chúng ta phải thẳng thắn và can đảm nh́n nhận những yếu kém của một số chỉ huy cao cấp của chúng ta. Tôi không vơ đuă cả nắm, nhưng chúng ta đă có một số người chỉ huy bất xứng. Có người chiến đấu giỏi th́ không được đi học thêm. Rút lui miền Trung và miền Cao nguyên là một thí dụ điển h́nh về sự bất tài điều quân, từ người ra lệnh cho đến người thi hành : di tản miền Cao nguyên qua quốc lộ 7 là phạm tất cả những lỗi lầm  trong một hành quân triệt thoái … Có một giả thuyết khác : hay là có sự sắp đặt trước rồi ? Dọn nhà riêng c̣n mất vài ngày, huống chi đây là cuộc triệt thoái một quân đoàn mà cấp chỉ huy tối cao chỉ cho phép 2-3 ngày. Hơn nữa không được chuẩn bị ǵ hết. Ngoài ra những công sự chiến đấu hoặc những cây cầu không bị phá huỷ hay dựt sập. Câu nói của Kissinger : « sao chúng không chết phứt đi cho rồi ... ! » khi tại một vài nơi binh sĩ của ta c̣n tuyệt vọng cầm cự, nó vẫn c̣n văng vẳng nơi tai.

10/ Nước Mỹ đă khai tử miền Nam bằng cách đi đêm với CS và cắt dần viện trợ từ 2 tỷ xuống c̣n 500 trịệu $ cho tài khoá 1975 lúc nước ta đang chiến đấu để sống c̣n. Không kể những vụ hạ nhục chính quyền ta và bôi xấu QLVNCH (đến tháng 02/1975, c̣n có một phái đoàn dân biểu Mỹ sang « thanh tra » Viêt Nam, để kiếm thêm lư do cúp viện trợ. Họ đ̣i đi xem trại tù Côn đảo (hầm cọp để nhốt tư nhân chính trị), gặp thành phần tôn giáo chống đối (mà sau này chúng ta đều biết là thân Cộng hoặc bị CS giật giây) : Mac Closky đ̣i cúp hết viện trợ, Bella Abzug, Fenwick có thái độ lạnh nhạt và rất hỗn) Đến nỗi Tổng thống Thiêu đă phải thốt ra trong bữa tiệc khỏan đăi phái đoàn này (tiệc cuối cùng tại dinh Độc Lập của nền đệ Nhị Cộng Hoà) : « ..quà tặng đă quan trọng,  nhưng cách tặng quà c̣n quan trọng hơn nhiều.. »

Rút cuộc, lư do chính của sư sụp đổ miền Nam là Mỹ không c̣n quyền lợi nào ở đó nữa. Đơn giản là như vậy. Tôi c̣n nhớ câu buộc tội hồi năm 1975 của triết gia Raymond Aron : « l’Amérique a commis le crime de non assistance à une nation alliée en danger de mort » (Nước Mỹ đă phạm tội bỏ rơi một nước đồng minh trong cơn hấp hối)

Chúng ta hăy chờ xem thế sự ở Trung Đông hiện nay soay vần ra sao, Mỹ sống c̣n với Israel v́ nước này là tiền đồn giữ dầu hỏa ở Trung Đông cho Mỹ ...