July 4
Ky Niem ngay 19/6
Y Ngia Ngay Quan Luc 19/6
Thuyet Trinh Ngay Quan Luc.
Viet Tu KBC.: 4424 - 3435 - 4608
Ngay Quan Luc tai Arlington
Viet Ve ngay 19 thang 6
Quan Doi Quoc Gia........
Ngay Quan Luc tai Paris
Dai Nhac Hoi Cuu tro TPB va ....
Tho Goi Nguoi Linh Nhay Du VN...
Doan Van cua nguoi tu tran
TRANG THO 1
TRANG THO 3
TRANG THO 4
SINH HOAT KHAP NOI
MUC THOI SU
DOI BINH NGHIEP
ALBUM TX DONGTIEN
NGAY 30-4
TRANG CHINH

Thơ gởi người lính nhảy dù Việt Nam

Huynh Đệ Chi Binh
Thơ gửi người lính Nhẩy dù Việt Nam 
Lettre d'un Para français à un Para Vietnamien 
 
Thưa Anh ,
Năm 1954, anh và tôi đều 20 tuổi. Chúng ta đã cùng đi hành quân trên cánh đồng bằng và trong rừng sâu. Anh hồi đó hẳn thuộc một đơn vị Lê dương, một Tiểu đoàn Nhẩy dù Việt Nam, hay một đơn vị Nhẩy dù Viễn chinh .
Chúng ta cùng mang một quân phục, cùng chiến đãu cho một lý tưởng chung, cùng chia sẻ mọi hiểm nguy, gian lao và thương tích. Vì chúng ta không muốn một chính thể Cộng sản độc tài đặt nền đô hộ trên nước Việt Nam mà anh và tôi đều thương mến .
Những lý do chính trị quá ' cao siêu ' đã bắt chúng ta phải chia ly, tôi đã đau khổ và uất hận phải bỏ rơi anh, và chứng kiến bọn Việt Minh chiếm miền Bắc, đồng bào anh phải di cư vào Nam. Hồi đó, mặc dù tình huynh đệ chi binh khăng khít, anh đã trách tôi sao nỡ bỏ đi, và tôi thật không hãnh diện chút nào. Tuy nhiên, anh đã hiểu tôi và vẫn giữ thiện cảm của anh đối với nước Pháp, cũng như tôi vẫn còn nhiều cảm tình đối với anh và nước Việt Nam .
Khi quân Cộng sản Bắc Việt và bè lũ Giải phóng miền Nam tấn công Saigon, có lẽ anh đã hy vọng có tôi đứng bên anh. Có lẽ anh đã nhìn lên trời mong thấy những cánh hoa dù của người đồng minh Âu châu đến giúp anh. Xong anh đã phải chiến đãu một mình .
Tôi được biết là lính Nhẩy dù Viet Nam đã là những then chốt cuối cùng bảo vệ Saigon, và họ đã thề là sẽ chiến đãu và hy sinh như ở Điên biên Phủ. Tôi cũng được biết là họ đã giữ trọn lời thề đó. Tôi lại xấu hổ đã bỏ rơi anh một lần thứ hai .
Sau đó, im lặng đã bao trùm bán đảo Đông Dương. Lương tri của Âu Châu đã muốn làm ngơ trước những đau khổ của anh và đồng bào anh. Chúng ta đã quá biết khi chính thể Cộng sản tới đâu là chỉ có trả thù, đầy đọa và giết chóc .
Ngày hôm nay, sự thật đã bắt đầu được phơi bầy, những người tị nạn đã kể lại. Thế giới được biết rằng các cán bộ chính trị đã áp đặt cái gọi là ' dân chủ cộng hoà ' bằng võ lực, tù đầy và ám sát .
Tôi không biết số phận của anh nay ra sao. Xong tôi đoán là, ít nhất một lần, anh đã oán trách tôi và tôi thành thật xin lỗi anh .
Một người lính Nhẩy dù Pháp 
Bản dịch của bác sĩ Hoàng cơ Lân, cựu Y sĩ trưởng SĐND/QLVNCH   
* * * * *
Lettre à un Para Vietnamien 
Mon ami,     
En 1954 nous avions tous deux vingt ans. Et nous marchions ensemble sur la diguette ou sur la piste. Tu étais Légionnaire d’une Compagnie para de Légion Etrangère, ou bien tu t’étais engagé dans un bataillon de Paras Vietnamiens, ou encore dans une unité de Parachutistes Coloniaux. 
Nous portions le même uniforme. Nous menions le même combat, partageant les mêmes risques, les mêmes souffrances, les mêmes blessures. Nous ne voulions pas qu’un régime communiste s’impose par la force dans ce Viêt Nam que tous les deux, nous aimions tant. 
Des raisons de haute politique nous ont séparés et je t’ai abandonné, les larmes aux yeux, la rage au cœur, en voyant le Viêt Minh totalitaire s’implanter dans le Nord, alors que pour tes compatriotes commence l’exil vers le Sud. 
A l’époque, malgré l’amitié profonde qui nous liait, tu m’as certainement  reproché ma fuite. Je n’en étais moi-même pas fier. Mais tu as su comprendre et faire taire ton ressentiment en gardant pour la France cet amour fraternel dont je me sens si peu digne, même si je l’éprouve toujours aussi vivement pour toi et ton pays. 
Alors que les armées Viêt Minh venues du Nord et leurs alliés du GRP donnaient l’assaut final à Saigon, peut-être m’as-tu cherché à tes côtés ? Peut-être as-tu regardé le ciel avec l’espoir que des coupoles t’annonceraient le secours de tes amis occidentaux ? Mais tu as du te battre seul.
Je sais que las paras vietnamiens ont constitué le dernier rempart autour de Saigon, jurant qu’ils combattraient jusqu’à la mort comme à Diên Biên Phu ! Je sais aussi qu’ils ont tenu parole. J’ai eu honte de t’abandonner une nouvelle fois. 
Puis ce fut le silence. Le rideau de bambou était tombé sur l’Indochine. Les consciences occidentales voulaient ignorer ta souffrance et celle des tiens. Nous savions, pour l’avoir vu en d’autres temps et en d’autres lieux, que l’implantation marxiste s’accompagne de règlements de compte, d’exécutions sommaires et de massacres. 
Aujourd’hui, les informations filtrent, les réfugiés parlent. Ils apprennent au monde comment les commissaires politiques imposent par la violence, la déportation et l’assassinat des libertés démocratiques. 
Je ne sais quel a été ton sort. Mais je crois que tu as dû au moins une fois me maudire, et c’est moi qui t’en demande pardon.
Un Para français